KHẢO SÁT

Những Thách Thức Mang Yếu Tố Giới Đối Với
Trẻ Em Gái Trong Giáo Dục

Báo cáo này được xây dựng và hoàn thiện từ sự phối hợp và nỗ lực của Tổ chức Saigon Children’s Charity CIO (saigonchildren), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Công ty Cimigo cùng các đồng nghiệp, đối tác và các bên liên quan.

Quy mô của cuộc khảo sát bao gồm hơn 7.000 cá nhân tham gia30 cuộc phỏng vấn sâu. Điều này cho phép những nhà nghiên cứu và chuyên gia hiểu rõ hơn về tình hình thực tế của các vấn đề và nhu cầu của trẻ em gái từ nhiều góc độ khác nhau. 

Cuộc khảo sát định lượng chủ yếu được thực hiện trực tuyến, với 30 câu hỏi chủ yếu. 

  • Nhóm đối tượng đầu tiên bao gồm công chúng nói chung, được lựa chọn đại diện từ các khu vực, nhóm tuổi, nghề nghiệp và thu nhập, với 398 người trên 15 tuổi tham gia. 
  • Nhóm đối tượng thứ hai là các học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong mạng lưới mà saigonchildren và MSD đang hỗ trợ giáo dục để phân tích sự hiện diện và ảnh hưởng của các yếu tố nói trên. Khảo sát nhận được 6.224 phản hồi hợp lệ, trong đó 59% từ các bạn nữ.

Đối với phần nghiên cứu định tính, đã tiến hành phỏng vấn sâu với 30 người thuộc 4 nhóm: học sinh người Kinh, phụ huynh, giáo viên, và học sinh dân tộc thiểu số. Mỗi nhóm trả lời các câu hỏi khác nhau để giải thích chi tiết hơn về các thách thức trong giáo dục đối với trẻ em gái.

những phát hiện chính

I. Sự phổ biến của các chuẩn mực xã hội và định kiến giới trong học sinh-sinh viên

 – Khảo sát từ học sinh, sinh viên của 2 giới tính đều quen thuộc với các chuẩn mực xã hội và định kiến giới –

“Theo em, con gái sẽ phải yếu đuối và mỏng manh”
(Nữ, Học Sinh Trung học Cơ Sở, Phỏng vấn sâu)

“Theo em con trai sẽ mạnh mẽ hơn, có thể học cao hơn, học giỏi hơn trong các môn như Khoa học và con trai sẽ giỏi trong các hoạt động thể thao.”
(Nữ, Học Sinh Trung học Cơ Sở, Phỏng vấn sâu)

Sự phổ biến của các định kiến liên quan tới phụ nữ trong xã hội như định kiến giới, đặc biệt ở nữ sinh, có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức và phát triển của bản thân, đồng thời giới hạn sự tự tin và lựa chọn nghề nghiệp của họ.

II. Thiên kiến vô thức

Chuẩn mực xã hội được truyền lại

Theo phát hiện từ các bộ dữ liệu của sinh viên và công chúng, những định kiến giới như phụ nữ phải dịu dàng, nhu mì và đàn ông phải là trụ cột gia đình vẫn còn rất phổ biến trong xã hội hiện đại.

Chuẩn mực xã hội trong sách giáo khoa

Khi chúng tôi khảo sát học sinh về định kiến giới ở trường học, các học sinh nhận ra sách giáo khoa thường gắn các nhân vật nam với những công việc đòi hỏi sức mạnh hoặc kỹ năng, kỹ thuật cao.

Quan niệm của giáo viên

9 trong số 9 giáo viên đã thực hiện phỏng vấn sâu trong quá trình thu thập dữ liệu định tính cho biết học sinh nam thường được đánh giá là xuất sắc ở các môn “tư duy” và “tính toán”. Theo khảo sát, giáo viên thường vô thức kết nối sự giỏi giang và năng lực toán học, khoa học với học sinh nam, dẫn đến sự ưu ái không công bằng trong lớp học. Điều này có thể làm cho học sinh nữ cảm thấy chán nản và thiếu tự tin hơn trong các môn này. 

III. Kinh Nguyệt Và Các Khuôn Mẫu Liên Quan

Tác động của những quan niệm về kinh nguyệt

Khi thực hiện phỏng vấn sâu, học sinh nữ cho biết rằng cha mẹ các bạn thường củng cố quan điểm rằng kinh nguyệt là vấn đề riêng tư, tế nhị và nên tránh để người khác, đặc biệt là con trai phát hiện hoặc biết đến. 

 Sức khoẻ trong kỳ sinh lý 

Việc công khai nâng cao nhận thức xã hội về kinh nguyệt không phải là dơ bẩn hay là đáng xấu hổ có thể giúp học sinh nữ tránh những cảm giác ngại ngùng hay tự ti khi đến lớp.

IV. Tầm quan trọng của nhà vệ sinh sạch và riêng tư

"Cửa nhà vệ sinh bị hỏng hoàn toàn. Lúc thì sạch, lúc thì bẩn. 
Em không muốn dùng nhà vệ sinh của trường để thay đồ kinh nguyệt". - (Nữ, Học sinh cấp 3, Phỏng vấn sâu.

Chỉ 23% Học Sinh Nữ Được Hỏi Cảm Thấy Rằng Nhà Vệ Sinh Tại Trường Học Sạch Sẽ Và Dễ Chịu,
Trong Khi Có 46% Ý Kiến Cảm Thấy Không An Toàn Khi Sử Dụng Chúng

Scroll to Top